Kế hoạch Marketing mẫu là gì?

“Kế hoạch Marketing mẫu” là một thuật ngữ để chỉ những tài liệu hoặc biểu mẫu được xây dựng bởi bộ phận Marketing của doanh nghiệp. Bản kế hoạch này sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát về thị trường hiện tại cũng như là những chiến lược kinh doanh phù hợp. Không những thế, kết quả mong muốn của doanh nghiệp cũng được bao gồm trong bản kế hoạch này.

Kế hoạch này thường được bộ phận Marketing sử dụng để hướng dẫn các bộ phận liên quan như Bộ phận Kinh doanh, Bộ phận Quảng cáo và PR, Bộ phận Phát triển sản phẩm…

kế hoạch marketing mẫu được xay dựng bởi bộ phận marketing
Kế hoạch Marketing mẫu là tài liệu hoặc biểu mẫu được xây dựng bởi bộ phận Marketing của doanh nghiệp

Tùy theo ngành nghề kinh doanh và thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể đưa ra những mẫu kế hoạch chiến lược marketing khác nhau. Tuy vậy nhưng kế hoạch marketing mẫu vẫn phải đảm bảo có những phần chính như sau:

  • Tóm tắt doanh nghiệp
  • Phân tích thị trường
  • Chiến lược Marketing
  • Kế hoạch hành động
  • Đo lường đánh giá

Lợi ích của việc xây dựng kế hoạch Marketing mẫu

  • Xác định mục tiêu và chiến lược marketing rõ ràng – Với kế hoạch marketing mẫu, doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch marketing nói riêng và của doanh nghiệp nói chung. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào những gì quan trọng nhất và tạo ra một chiến lược rõ ràng để đạt được mục tiêu đó.
  • Tăng khả năng lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động marketing – Kế hoạch marketing mẫu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình rõ ràng cho các hoạt động Marketing. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định và tổ chức, và tập trung các nguồn lực cần thiết và thực hiện hiệu quả hơn.
  • Tạo ra các hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện các hoạt động marketing – Form kế hoạch marketing mẫu sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện hoạt động marketing. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ biết thời gian cũng như cần làm gì cho từng chiến dịch marketing.
  • Định rõ các chỉ số đo lường hiệu quả và theo dõi tiến độ – Kế hoạch marketing mẫu sẽ đưa ra những chỉ số đo lường giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của những chiến dịch. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể theo dõi những chiến dịch của mình theo thời gian thực và đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết.
  • Tăng cơ hội thành công trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng – Với thông tin chi tiết về thị trường và khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch hiệu quả hơn trong việc tiếp cận và thu hút sự chú ý của khách hàng. Từ đó có thể tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Mẫu kế hoạch Marketing bao gồm những gì?

Tùy theo từng nhóm ngành cũng như quy mô của doanh nghiệp mà mẫu kế hoạch Marketing có những chi tiết khác nhau. Tuy vậy, trong một bản kế hoạch Marketing mẫu luôn bao gồm những phần chính sau đây:

Phân tích thị trường

Phân tích thị trường là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình lên kế hoạch Marketing mẫu của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ về thị trường hiện tại, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, cơ hội và thách thức từ thị trường. Việc phân tích thị trường đúng cách sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng để xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả và tạo ra cơ hội kinh doanh mới.

phân tích thị trường và đánh giá cung cầu
Việc phân tích thị trường giúp doanh nghiệp đánh giá rõ ràng hơn về thị trường mà mình nhắm đến

Đánh giá cung và cầu thị trường

Bước đầu tiên khi phân tích thị trường hiện tại chính là đánh giá cung và cầu của thị trường về sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra. Để xác định đúng cung và cầu thị trường, doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng xu hướng tiêu dùng của khách hàng và số lượng sản phẩm hiện có trên thị trường. Bằng cách tiến hành khảo sát khách hàng về nhóm sản phẩm hoặc ngành hàng, doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn tổng quan về thị trường cũng như đưa ra chân dung khách hàng chính xác nhất

Xác định thị trường mục tiêu và chân dung khách hàng

Sau khi có báo cáo chi tiết về cung và cầu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp có thể xác định thị trường mục tiêu phù hợp. Tiếp theo, doanh nghiệp nên tạo ra hình ảnh khách hàng chi tiết nhất dựa trên các tiêu chí về nhân khẩu học, thói quen và hành vi mua sắm của khách hàng.

Phân tích đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế

Bên cạnh đó, tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế cũng là một điều cần thiết. Hiểu rõ được những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cũng như các sản phẩm thay thế sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tạo ra vị thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình trong thị trường. 

Đánh giá những cơ hội và thách thức từ thị trường

Từ những yếu tố ở trên, doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra những cơ hội và thách thức đến từ thị trường bên ngoài. Tận dụng những cơ hội hiệu quả từ thị trường có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng thu được lợi nhuận tối đa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đánh giá hiệu quả những thách thức trên thị trường để tối thiểu hóa những thiệt hại không đáng có trong quá trình hoạt động.

Đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

Ngoài những yếu tố đến từ bên ngoài, doanh nghiệp cũng cần đánh giá rõ ràng những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình. Để đưa ra được những đánh giá này, doanh nghiệp cần phải đứng trên góc nhìn của khách hàng hoặc những đối thủ cạnh tranh. Dựa trên những thông tin đánh giá này, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phù hợp với điểm mạnh và giảm thiểu những điểm yếu.

Xây dựng mẫu kế hoạch chiến lược

Sau khi có những phân tích chi tiết và đánh giá về doanh nghiệp, bước tiếp theo chính là đưa ra mẫu kế hoạch chiến lược marketing phù hợp. Và từ đó, đưa ra những nguồn lực với chiến lược marketing đã lựa chọn để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

xây dựng mẫu chiến lược kế hoạch cho doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược Marketing nên được đánh giá dựa trên những phân tích về thị trường và doanh nghiệp

Dưới đây là những chiến lược Marketing phổ biến nhất thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng:

Chiến lược Marketing Mix

Chiến lược Marketing Mix hay còn được biết đến với tên gọi khác là chiến lược Marketing 4Ps. Đây là một trong những chiến lược Marketing vô cùng phổ biến trong kế hoạch tiếp thị và quảng bá.

Chiến lược Marketing Mix – Marketing 4Ps bao gồm các khía cạnh như: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối) và Promotion (Quảng cáo). Chiến lược này giúp cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn và tập trung tốt hơn về các khía cạnh thực sự quan trọng.

Ngoài ra, chiến lược Marketing 7Ps cũng là một phiên bản mở rộng của chiến lược Marketing 4Ps với các thành phần mới là: People (Nhân sự), Process (Quy trình) và Physical Evidence (Bằng chứng vật lý)

Chiến lược Marketing Trực tiếp

Chiến lược Marketing Trực tiếp (Direct Marketing) là chiến lược Marketing mà doanh nghiệp làm việc trực tiếp với phân khúc khách hàng hoặc khách hàng mục tiêu thông qua các kênh tiếp thị. Chiến lược Marketing này thường được sử dụng để tạo ra cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.

Với chiến lược Direct Marketing, doanh nghiệp cần phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng, dữ liệu cũng như quy trình tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, những thông điệp truyền thông cần phải được cá nhân hóa ở một mức độ nhất định và dịch vụ phục vụ phải được chú trọng

Chiến lược Marketing Cạnh tranh

Chiến lược Marketing Cạnh tranh chú trọng vào việc sử dụng các biện pháp, chính sách đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó tăng trưởng thị phần cũng như đem lại doanh thu và lợi nhuận cho bản thân.

Với chiến lược Marketing cạnh tranh, doanh nghiệp bắt buộc phải hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của mình cũng như các sản phẩm thay thế từ đó mới có thể đưa ra những chiến lược hiệu quả. Tuy cạnh tranh là tất yếu trong thị trường hiện nay, nhưng cũng đừng quên doanh thu và lợi nhuận mới chính là mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp.

Chiến lược Marketing Định vị thương hiệu

Chiến lược Marketing định vị thương hiệu (hay còn gọi là Brand Positioning Strategy) là chiến lược chú trọng việc xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. 

Đối với chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách rõ ràng và đơn giản nhất để duy trì sự hiện diện trong tâm trí của khách hàng.

Chiến lược Marketing Phát triển sản phẩm mới

Chiến lược Marketing Phát triển sản phẩm mới (New Product Development Strategy) là chiến lược phát triển một dòng sản phẩm mới của doanh nghiệp. Sản phẩm này có thể là một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc là một sản phẩm nâng cấp hoặc là một sản phẩm được đơn giản hóa hướng đến nhóm khách hàng mới.

Với chiến lược này, để phát triển sản phẩm hiệu quả doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư vào phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Chiến lược Digital Marketing

Chiến lược Digital Marketing chú trọng vào các kênh truyền thông và tiếp thị trực tuyến. Với chiến lược Marketing này, các thông điệp sẽ được truyền tải đến các khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và chính xác nhất. 

chiến lược digital marketing cho doanh nghiệp
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, chiến lược digital marketing cũng dần được chú trọng.

Tuy vậy, để sử dụng chiến lược này, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng hình ảnh bắt mắt và thông điệp dễ nhớ để giữ chân trên các kênh truyền thông của mình.

Đánh giá kết quả và điều chỉnh kế hoạch Marketing

Sau khi phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược phù hợp với sản phẩm. Từ đó, lựa chọn những nguồn lực phù hợp với chiến lược đã đưa ra và thực thi. Và sau khi hoàn thành những giai đoạn đầu của chiến lược, doanh nghiệp cần phải đánh giá hiệu quả của kế hoạch Marketing. 

đánh giá kết quả sau khi triển khai kế hoạch marketing
Sau khi hoàn thành kế hoạch marketing và triển khai, doanh nghiệp cần phải đánh giá sự hiệu quả của kế hoạch marketing

Vậy dựa vào đâu để doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch Marketing?

Các yếu tố để đánh giá hiệu quả của kế hoạch Marketing mẫu

Để đánh giá hiệu quả của kế hoạch Marketing mẫu, doanh nghiệp cần xem xét mục tiêu kinh doanh ban đầu của mình sau khi lựa chọn các chiến lược marketing. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý đánh giá các yếu tố như:

  • Tăng trưởng thị phần
  • Tăng trưởng doanh số
  • Tăng trưởng lợi nhuận
  • Tăng trưởng nhận diện thương hiệu
  • Tăng cường tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp

Điều chỉnh kế hoạch Marketing mẫu dựa trên kết quả trực tiếp

Dựa trên những tiêu chí đánh giá trên, doanh nghiệp cần xem xét lại mức độ hiệu quả của kế hoạch Marketing đã đề ra ban đầu. Từ đó, chủ động điều chỉnh những thiếu hụt hoặc sai sót để giảm thiểu tối đa những thiệt hại không đáng có.

Đây là một điều cần thiết để nâng cao hiệu quả của kế hoạch Marketing và đạt kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp 

Mỗi một kế hoạch Marketing mẫu được xây dựng đều sẽ có những đặc thù riêng để phù hợp với doanh nghiệp cũng như thị trường mục tiêu mà nó hướng đến. Vì thế, để tạo ra một kế hoạch Marketing phù hợp cho tất cả các ngành nghề là điều bất khả thi. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch marketing là hoạch định những hành động cần thiết cho doanh nghiệp và sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả và hoàn thành những mục tiêu đặt ra.

Tuy vậy khi đã hoàn thành form kế hoạch marketing mẫu, doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng theo kế hoạch và hiện thực hóa mục tiêu đề ra ban đầu. Hãy sử dụng “Công thức” trên để xây dựng một bản kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình nhé!