Bắt đầu từ việc con người ngày càng ưa chuộng sử dụng internet, các trang website đã mạnh mẽ trở thành một phần không thể thiếu đến cuộc sống con người. Lập trình web lại vô tình trở thành một công việc được săn đón bởi các lập trình viên. 

Vậy có cơ hội nào cho những người mới bắt đầu tiếp xúc với lập trình web có thể chinh phục chặng đường lập trình web? Tự học lập trình web bắt đầu từ đâu? Cách học lập trình web hiệu quả? Học lập trình web trong bao lâu? Tất tần tật sẽ được giải đáp thông qua lộ trình học lập trình web bên dưới đây.

1. Lập trình web – Một số lưu ý bạn cần biết

Trước khi bắt đầu vào 6 bước xây dựng một lộ trình tự học lập trình web thì newbie cần phải hiểu rõ rằng hai khái niệm “thiết kế web” và “lập trình web” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

“Thiết kế web” chính là chỉn chu trang web bằng cách làm đẹp website thông qua những bố cục sắp xếp, ý tưởng, layout, màu sắc chủ đạo, nội dung truyền tải,…

Trong khi đó “lập trình web” là nhiệm vụ đảm bảo cho những ý tưởng, những thiết kế đó có thể vận hành trên website của bạn.

“Thiết kế web” không yêu cầu những đoạn code hoặc kỹ năng coding vì đã có một kho giao diện sẵn để bạn lựa chọn. Nhưng với “lập trình web” thì code chính là chủ đạo – là thứ cơ bản nhất bạn cần phải nắm. Vì thế hãy chắc chắn rằng bạn có hứng thú với các câu lệnh, các mã code và sẵn sàng theo đuổi nghề lập trình viên website đến cùng!

2. 6 bước “đơn giản hóa” lộ trình học lập trình web

Để có được kiến thức lập trình web vững chắc. Bạn cần xây dựng lộ trình học phù hợp với năng lực cá nhân, 6 bước đơn giản hóa lộ trình học lập trình web sau đây có thể là chìa khóa giúp bạn tiến gần hơn đến thành công trong ngành lập trình web.

Bước 1 – Định hướng bản thân: Front-end, Back-ent hay Full-stack?

Bước đầu tiên trong lộ trình học lập trình web chính là bắt tay vào chọn chuyên ngành, điều này giúp bạn dễ dàng định hướng được mục tiêu và những gì bạn cần phải làm, cần học để phát triển tốt nhất. Có ba loại lập trình web chính: Lập trình viên Front-end, lập trình viên Back-end và lập trình viên Full-stack. 

Front-end

Đây là những gì mà người dùng sẽ nhìn thấy và tương tác khi truy cập vào trang web. Người làm Front-end phải luôn đảm bảo mọi chi tiết, nội dung hiển thị một cách đầy đủ, trực quan và sinh động tới người dùng. Phải đảm bảo được tính nhất quán trên mọi loại thiết bị từ điện thoại, máy tính cho đến ipad,.. Thông thường các lập trình viên Front-end rất giỏi về sáng tạo hình ảnh, thậm chí là có khả năng design và đam mê với việc thử nghiệm những trải nghiệm mới để đem lại sự hoàn thiện cho web. 

Vậy kỹ năng. kiến thức cần có đối với người theo Front-end là gì?

HTML (Hypertext Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu văn bản. Được xem là khuôn mẫu quy chuẩn, khung xương định hình cho các thành phần hiển thị trên trang web.

CSS (Cascading Style Sheets): Nếu ví HTML là khung xương thì CSS chính là da thịt bên ngoài. Là ngôn ngữ dùng để đặc tả các thành phần của HTML. Xây dựng một CSS tốt thì cấu trúc của một trang web mới đặc sắc, thu hút người dùng.

Javascript: Khi đã có một “cơ thể hoàn chỉnh” thì Javascript đóng vai trò đảm nhận những hoạt động mà người dùng thao tác với web. Chẳng hạn như khi người dùng ấn nút mua hàng, Javascript sẽ đảm nhiệm chức năng gửi thông tin đơn hàng về máy chủ đồng thời thông báo cho người dùng lệnh mua hàng thành công.

Đây chỉ mới là bề nổi những kỹ năng mà một người làm Front-end phải có. Ngoài ra để làm tốt công việc còn cần sự hiểu biết thêm về các frameworks như Angular, React, Suspense,… Các kiến thức về UI/UX, Web SEO,…

Back-end

Đảm nhận vai trò xử lý các yêu cầu của người dùng, chính là đảm nhận những công việc về xử lý logic, dữ liệu, xử lý yêu cầu, đảm cho hệ thống vận hành,… 

Người làm Back-end phải có tinh thần trách nhiệm, sự tỉ mỉ, cẩn thận và đặc biệt là tư duy logic nhạy bén để giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả tốt nhất. Do Back-end mang trọng trách đảm bảo hoạt động của toàn hệ thống vì thế áp lực rất cao. Nếu xảy ra sai sót sẽ khiến toàn bộ hệ thống ngưng hoạt động dẫn đến tổn thất cho doanh nghiệp. 

Vậy kỹ năng. kiến thức cần có đối với người theo Back-end là gì?

  • Kỹ năng về cơ sở dữ liệu: MySQL, MS SQL Server,… Gần đây còn có một số database NoSQL thịnh hành như MongoDB
  • Kiến thức về bảo mật dữ liệu, ngăn chặn được những hình thức tấn công web: DOS, XSS, SQL injection,…
  • Ngôn ngữ để viết Back-end: C sharp, Java, Python,… đi kèm với kiến thức về web framework: ASP.NET (đối với học C sharp), Spring (đối với học Java),…
  • Các kiến thức khác về mô hình tổ chức MVC, API, Command line, GIT,…

Full-stack

Full-stack dành để chỉ những người đã thông thạo từ Front-end cho tới Back-end. Những con người đa năng có thể tham gia vào mọi công đoạn trong việc phát triển web. Để có thể đạt tới trình độ này đòi hỏi không ít kiến thức và số năm kinh nghiệm của bạn. Vì thế mục tiêu đạt tới trình độ Full-stack thì trước đó bạn phải thành thạo công việc trong lĩnh vực Front-end hoặc Back-end trước. 

Nhiệm vụ của một lập trình viên Full-stack:

  • Front-end và thiết kế website
  • Hiểu giao diện người dùng và thiết kế trải nghiệm người dùng
  • Viết tài liệu kỹ thuật
  • Thiết kế cấu trúc website
  • Triển khai các giao thức bảo mật dữ liệu
  • Tạo máy chủ và cơ sở dữ liệu.

Bước 2 – Nắm vững kiến thức nền tảng

Tìm hiểu những khái niệm liên quan đến học làm web chưa bao giờ là thừa 6 bước của lộ trình học lập trình web sẽ giúp bạn bắt đầu từ những khái niệm cơ bản để tiếp thu kiến thức dễ dàng. 

Sau đó khi đã có kiến thức tổng quát sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung quá trình vận hành của một website sẽ như thế nào.

Đầu tiên hơn hết bạn cần phải điểm qua những khái niệm cơ bản trước khi tiến tới những thuật ngữ căn bản trong lộ trình học lập trình web.

Khái niệm máy tính

Cỗ máy thông minh của toàn nhân loại – máy tính – chính là thiết bị điện tử có khả năng điều khiển thông tin hoặc là dữ liệu. Nhiệm vụ của máy tính chính là lưu trữ, xử lý và truy xuất các dữ liệu. 

Khái niệm lập trình

Lập trình chính là sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các đoạn mã lệnh hoặc tiện ích có sẵn để xây dựng các chương trình phần mềm, hệ thống xử lý các trang web, ứng dụng,… 

Khái niệm website

Website là một tập hợp của các trang thông tin có chứa nội dung theo dạng văn bản, chữ số, âm thanh, hình ảnh,… được lưu trữ trên máy chủ và có thể truy cập từ xa thông qua mạng internet. 

Các thuật ngữ cơ bản trong lộ trình học lập trình web

Cần phải học các thuật ngữ để hiểu được nội dung trò chuyện giữa các lập trình viên và khi cần tra cứu một thông tin nào đó. Đừng để những thuật ngữ lập trình web trở thành rào cản cho lộ trình học lập trình web của bạn nhé! 

Responsive Design: Thiết kế trang web có thể tương thích và hiển thị đồng bộ trên nhiều loại thiết bị khác nhau. 

API (Application Programming Interface): Giao diện lập trình ứng dụng cho phép các phần mềm tương tác với nhau. 

CMS (Content Management System): Hệ thống quản lý nội dung để quản trị viên có thể dễ dàng cập nhật

Database (Cơ sở dữ liệu): Nơi lưu trữ và quản lý dữ liệu, thường sử dụng MySQL, MongoDB.

Server (Máy chủ): Chứa và cung cấp dữ liệu và tài nguyên cho trang web. 

HTTP (Hypertext Transfer Protocol): Giao thức truyền tải dữ liệu giữa máy tính của bạn và máy chủ trang web.

HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure): Một phiên bản an toàn hơn của HTTP nhằm bảo vệ dữ liệu khi truyền tải.

Domain Name: Tên miền, địa chỉ dễ nhớ để truy cập vào một trang web.

URL (Uniform Resource Locator): Địa chỉ web hoặc địa chỉ tài nguyên trên internet. 

Framework: Bộ khung làm việc cung cấp các công cụ và thư viện để phát triển ứng dụng nhanh chóng. 

Git: Hệ thống quản lý phiên bản kiểm soát và theo dõi mã nguồn.

Deployment: Quá trình đưa ứng dụng từ môi trường phát triển lên môi trường sản phẩm.

Debugging: Quá trình xác định, tìm và sửa chữa lỗi trong mã nguồn. 

SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm nhằm cải thiện vị trí của trang web trên trang kết quả tìm kiếm. 

Cookie: Thông tin lưu trữ trên máy tính của người dùng, thường được sử dụng để theo dõi và nhận biết người dùng.

Cache: Hệ thống lưu trữ tạm thời dữ liệu để giảm thiểu thời gian tải trang web giúp tăng hiệu suất sử dụng. 

UI/UX Designer: Tập trung vào thiết kế giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) để tối ưu hóa sự tương tác và trải nghiệm của người dùng. 

Vẫn còn một số thuật ngữ trong lộ trình học lập trình web sẽ phải gặp. Cần phải ghi nhớ, nắm rõ những thuật ngữ đó để dễ dàng thực hiện các thao tác, câu lệnh. 

Bước 3 – Tìm hiểu những ngôn ngữ lập trình phổ biến

Ngôn ngữ lập trình là điều cơ bản cho người mới khi bạn muốn tự học lập trình web, nó quyết định hướng đi giúp bạn làm quen hơn với việc lập trình. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại ngôn ngữ lập trình sử dụng cho những mục đích khác nhau. Chúng có những điểm mạnh nổi trội cũng tồn tại những nhược điểm riêng. Vì thế để bắt đầu việc thực hiện lập trình web bạn cần phải tìm hiểu những ngôn ngữ hay được sử dụng sau đây

HTML (Hypertext Markup Language)

Đây là nền tảng, là ngôn ngữ đầu tiên mà một nhà lập trình web phải học, dùng đánh dấu siêu văn bản, được sử dụng để phát triển website.

Ưu điểm

HTML là một ngôn ngữ đơn giản, dễ học nên đại đa số người mới bắt đầu với lộ trình học làm web đều có thể tự học HTML và sử dụng nó một cách nhanh chóng.

Có tính tương thích cao.

Mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí.

Hỗ trợ đa ngôn ngữ cho phép người dùng tạo ra các trang web đa ngôn ngữ.

HTML có thể tích hợp với các công nghệ web khác như CSS hoặc JavaScript để tạo ra các trang web chuyên nghiệp.

Hỗ trợ tốt cho SEO: dùng để xác định cấu trúc của trang web giúp các công cụ tìm kiếm như Google có thể dễ dàng hiểu, đánh giá nội dung trang web từ đó tăng cơ hội xếp hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm. 

Nhược điểm

Không thể xử lý logic phức tạp: HTML chỉ là một ngôn ngữ đánh dấu cho cấu trúc và nội dung của một trang web. Không thể xử lý logic phức tạp như các ngôn ngữ lập trình khác do đó nó không thể tạo ra các ứng dụng web động và phức tạp.

Khả năng bảo mật thấp: Không có các tính năng bảo mật tích hợp để bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công và lỗ hổng bảo mật.

Không có khả năng tạo ra sự khác biệt mới mẻ hoặc mang tính hấp dẫn cho người dùng.

Cần khá nhiều câu lệnh để tạo ra một website đơn giản.

Không hiển thị đồng bộ trên các thiết bị khác nhau.

Khó khăn trong việc quản lý các trang web lớn.

CSS (Cascading Style Sheets)

Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong việc tạo phong cách, thiết kế các layout, giúp định dạng website, tạo bố cục, thiết lập màu sắc/kích thước/font chữ,… Mục tiêu chính của CSS là giúp đơn giản hóa được quá trình tạo lập website. Những công việc mà HTML không xử lý được sẽ có CSS hỗ trợ giải quyết tốt. Mang lại khả năng kiểm soát mạnh mẽ, hiệu quả năng suất cao vì thế luôn được kết hợp với HTML. 

Ưu điểm

CSS cho phép sáng tạo giao diện website tốt hơn việc chỉ sử dụng một ngôn ngữ HTML.

Tương thích với đa trình duyệt từ Chrome, Firefox, Safari, Edge.

Quản lý dễ dàng khi áp dụng chúng cho nhiều trang web.

Hỗ trợ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Tiết kiệm thời gian, công sức trong việc xây dựng giao diện trang web.

Nhược điểm

Tính phức tạp: CSS trở nên phức tạp và khó thao tác khi sử dụng các tính năng tiên tiến

Có nhiều cấp độ vì thế dễ gây nhầm lẫn cho người dùng, mỗi trình duyệt khác nhau CSS sẽ hoạt động khác nhau.

Rủi ro bảo mật: Dù hiện tại tình trạng này không phổ biến nhưng CSS vẫn có thể được sử dụng để chèn mã độc hại vào website.

Quản lý, bảo trì vô cùng khó khăn đối với những dự án lớn.

Không thể chỉnh sửa nội dung.

Giới hạn quyền kiểm soát.

JavaScript

Được công nhận là một ngôn ngữ lập trình chính thức khác với CSS hoặc HTML. Không một lập trình viên website nào không biết đến JavaScript vì đây là ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất hiện nay. Cùng với HTML, CSS, JavaScript là bộ ba ngôn ngữ cơ bản dành cho những lập trình viên mới bắt đầu trên lộ trình học lập trình web. 

Về cơ bản, ngôn ngữ JavaScript được tích hợp vào HTML để hỗ trợ trang web sinh động hơn. Giúp website từ “tĩnh” trở thành “động” với nhiều hiệu ứng và hỗ trợ giúp thu hút người dùng đem đến trải nghiệm tốt hơn.

Ưu điểm

Không khó để học làm web và hiệu quả trong việc xây dựng thành công trang web.

Rất dễ phát hiện những lỗi trong quá trình coding, giúp sửa lỗi một cách nhanh chóng tối ưu hóa thời gian lập trình.

Ít tương tác với máy chủ giúp tiết kiệm lưu lượng máy chủ.

Giao diện giàu tính năng, phong phú để hỗ trợ lập trình viên.

Một ngôn ngữ phổ biến với cộng đồng hỗ trợ hùng mạnh.

Nhược điểm

Dễ bị khai thác chèn mã độc

Hạn chế trên một số trình duyệt

Hiển thị khác nhau trên các thiết bị khác nhau.

SQL (Structured Query Language)

Một ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc phổ biến trong lĩnh vực lưu trữ, xử lý và truy xuất dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. 

Ưu điểm

Tốc độ cao: Người dùng có thể truy xuất nhanh chóng một lượng lớn hồ sơ từ cơ sở dữ liệu.

Không cần code: Rất dễ quản lý các hệ thống cơ sở dữ liệu.

Tiêu chuẩn được xác định rõ.

Tính linh hoạt.

Ngôn ngữ tương tác: Được sử dụng để giao tiếp với cơ sở dữ liệu và nhận câu trả lời cho các câu hỏi phức tạp trong vài giây.

Multiple data views: Người dùng có thể hiển thị khác nhau về cấu trúc của cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu cho những người dùng khác.

Nhược điểm

Chi phí để vận hành khá cao, là lý do một số lập trình viên không thể sử dụng được SQL.

Giao diện phức tạp gây cản trở cho những người mới. Vì thế trong lộ trình học lập trình web, bạn có thể tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình này sau khi đã hoàn thành 6 bước nếu như bạn vẫn có hứng thú với sự thử thách bản thân.

Không được toàn quyền kiểm soát các cơ sở dữ liệu.

PHP (Personal Home Page nay được chuyển thành Hypertext Preprocessor)

Ngôn ngữ PHP thường được sử dụng trong việc xây dựng, phát triển website vì nó dễ dàng kết nối với các website khác có sử dụng HTML. PHP là ngôn ngữ lập trình có mã nguồn mở nên có độ tương thích với nhiều nền tảng khác nhau như MacOS, Linux, Windows.

Ưu điểm

Mã nguồn mở và miễn phí: PHP sử dụng một cách miễn phí nên có thể tiết kiệm một cách đáng kể cho ngân sách. Được cài đặt một cách dễ dàng và thời gian để sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình này là từ 4 – 6 tháng.

Có hệ thống thư viện phong phú mang tính cộng đồng cao: PHP phổ biến nên thư viện code hoặc các hàm liên quan đến ngôn ngữ lập trình này không khó để bạn có thể tiếp cận và sử dụng. Cũng chính vì sự phổ biến nên bạn có thể dễ dàng nhận được sự trợ giúp từ diễn đàn, hội nhóm giúp rút ngắn thời gian học tập.

Cơ sở dữ liệu đa dạng cho phép kết nối với hầu hết các cơ sở dữ liệu khác.

Là một ngôn ngữ đa nền tảng, có thể hoạt động trên bất kỳ hệ điều hành nào dù là Windows, MacOS hay Linux,… Còn kết hợp được nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để xây dựng tối đa tính hiệu quả.

Nhược điểm

Vì bản chất là nguồn mở nên hệ thống bảo mật, lỗ hổng của mã nguồn sẽ bị công khai dễ bị khai thác cho các mục đích xấu trước khi đội ngũ kịp thời sửa chữa.

Giao diện không tinh gọn, tính thẩm mỹ không cao.

Độ bảo mật, hiệu suất của ngôn ngữ lập trình này vẫn chưa đủ tốt để sử dụng lâu dài.

Tìm hiểu kỹ càng và cân nhắc lựa chọn một ngôn ngữ phù hợp với bản thân để gắn bó vì lập trình web không nhất thiết bắt bạn phải học hết hoặc thành thạo hết tất cả các ngôn ngữ kể trên. Chỉ cần bạn nắm rõ một ngôn ngữ lập trình cũng có thể hoàn thiện một website cơ bản. 

Chỉ khi trang web đi vào sử dụng, chúng ta muốn tối ưu và tối đa hóa công năng thì sẽ đến bước chúng ta phải trau dồi thêm những ngôn ngữ lập trình web khác. Vẫn còn những ngôn ngữ khác để lập trình một trang web hoàn chỉnh và nâng cao nhưng vì đây là là một lộ trình học lập trình web dành cho người mới bắt đầu để đảm bảo cách học lập trình web hiệu quả Gen On tạm thời chưa đề cập đến.  

Bước 4 – Tìm hiểu cấu trúc của trang web

Về giao diện, một số chỗ sẽ đề cập website được chia theo bố cục: Header, Content, Footer nhưng trong lộ trình học lập trình web cho người mới bắt đầu này, Onlinica sẽ theo định nghĩa khái quát của website. Cấu trúc của một trang web thường sẽ được chia bố cục làm 3 phần sau đây:

  • Header – Phần đầu tiên của trang web. Được chia làm 3 phần cơ bản:
  • Phần đặt logo: Đặt logo của trang web.
  • Phần đặt quảng cáo: Nơi đặt các quảng cáo cho doanh nghiệp.
  • Phần menu: Hiển thị các phần đề mục, chuyên mục cho trang web.
  • Body – Phần to nhất và quan trọng đối với một website. Chứa đựng hết tất cả nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng.
  • Footer – Chân trang của trang web. Những thông tin bổ sung thêm cho công ty sẽ được xuất hiện tại phần này như là các quy định, chính sách, cách thức liên hệ,…

Một trang web cũng không thể nào thiếu trang chủ (homepage), trang danh mục (category page) và các trang chi tiết (detailed page). Còn đối với các lập trình viên đi theo hướng Back-end, cần phải nắm rõ mô hình kiến trúc được sử dụng như mô hình MVC (Model – View – Controller). 

Hoặc phổ biến gần đây là sử dụng API – giao diện chương trình ứng dụng để liên kết Front-end và Back-end. Bên cạnh đó còn phải nắm vững các thành phần cốt lõi như cơ sở dữ liệu (database) và máy chủ (server). Phải hiểu được chúng liên kết với nhau như thế nào để tạo thành một trang web hoàn chỉnh thống nhất. 

Bước 5 – “Newbie” ẩn mình ở các cộng đồng lập trình web

Tự học thông qua sách vở, các bài giảng mạng thì kỹ năng thực chiến, kinh nghiệm thực tiễn từ những nhà lập trình web đi trước mới là điều quý giá. 

Newbie nên chủ động tham gia vào các diễn đàn, cộng đồng lập trình ví như tham gia vào GitHub – một diễn đàn lớn có tiếng về việc lập trình web. Đây là sân chơi của các lập trình web khi họ thường mở các cuộc giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cùng nhau. Chủ động tham gia và học hỏi sẽ biến lộ trình học lập trình web có hiệu quả hơn. 

Bước 6 – Triển khai thực hành dự án

Bước cuối cùng trong 6 bước của lộ trình học lập trình web cũng như ứng dụng kiến thức của bản thân chính là triển khai thực hành dự án. Để thực hành các kỹ năng lập trình cần triển khai cụ thể một dự án, có thể là dự án cá nhân hoặc các cuộc thi về lập trình web. Điều này sẽ giúp bạn nắm được cách để dựng một website, có kinh nghiệm thực tế để khắc phục được những thiếu sót và học hỏi thêm kinh nghiệm.

Lựa chọn dự án phù hợp

Khi mới bắt đầu lập trình web, cần nhìn nhận khả năng của bản thân để tìm kiếm các dự án phù hợp với trình độ chuyên môn lúc bấy giờ. Không nên bắt tay vào những dự án khó sẽ dễ nảy sinh tâm lý chán nản. 

Lập trình web là một lộ trình dài, phải bắt đầu từ những điều cơ bản để quen dần với các giao diện, câu lệnh,… từ đó mới có thể phát triển một website như mong muốn. Thường các dự án đầu tiên của các bạn lập trình viên mới đó chính là tạo lập một website giới thiệu về portfolio của bản thân. Điều này vừa giúp các bạn tư duy thiết kế, vừa dễ gần và đơn giản. 

Tìm hiểu tài nguyên học tập 

Có nhiều công cụ và tài nguyên học tập có trả phí và không trả phí. Bạn có thể tham gia các khóa học trực tuyến hoặc tham khảo những trang web hướng dẫn như: W3Schools, TutorialsPoint,… là những trang cung cấp hướng dẫn miễn phí về lập trình web cho người tự học. Tham gia những cộng đồng lập trình web để trao đổi những kinh nghiệm với các lập trình viên khác.

Lộ trình học lập trình web là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn, hãy luôn tìm hiểu và tận dụng những tài nguyên học tập mình có thể có được để không ngừng nâng cao bản thân. 

Thực hành thường xuyên 

Học lập trình web dễ hiểu nhất, đem lại hiệu quả cao nhất chính là phải thực hành. Hãy tự tạo một dự án thực tế có thể là trang web cá nhân, ứng dụng nhỏ để áp dụng những kiến thức bạn đã học. 

Tương lai của lập trình web – Cơ hội nào cho bạn?

Lập trình viên là một công việc được ưa chuộng, lý tưởng dành cho nhiều bạn trẻ. Trong đó lập trình web – một con đường rộng mở đang ngày càng trở thành một xu hướng. Việc cạnh tranh chóng mặt khiến mọi người thắc mắc rằng liệu có cơ hội nào cho những lập trình viên trẻ?

Lập trình website các sàn thương mại điện tử

Kể từ khi đại dịch Covid diễn ra, hoạt động mua hàng trực tuyến ngày càng phổ biến và dần chuyển hóa từ một xu hướng thành một nét văn minh mới. Chính vì đó mà lập trình website cho các sàn thương mại điện tử, điển hình như: Lazada, Tiki, Shopee,… đã dần trở thành một ngành thu hút nhân lực, mảnh đất “màu mỡ” cho các lập trình viên thử sức. Đã có nhiều lập trình viên áp dụng theo lộ trình học lập trình web 6 bước này để tạo 

Lập trình website cho blog

Theo khảo thống kê của ImpactBnd có đến 77% người sử dụng internet đọc blog thường xuyên. Hơn 409 triệu người xem hơn 20 tỷ trang web mỗi tháng. Food Blogger và Personal Finance Blogger là những người kiếm tiền được nhiều thu nhập nhất. Blog chính là nơi cập nhật các nội dung để lôi kéo người dùng ở lại website.

Các doanh nghiệp hiện nay đều nhận thấy được tầm quan trọng của blog. Họ sử dụng blog như một công cụ cập nhật các sự kiện sản phẩm, là một phần của chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Sử dụng những câu chuyện để gia tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu. 

Và không chỉ doanh nghiệp mà mỗi cá nhân hiện nay đều có thể viết blog để quảng bá thương hiệu cá nhân. Đặc biệt là khi nghề KOL/KOC ngày càng trở nên phổ biến hơn. Một thế giới biến đổi không ngừng về công nghệ như hiện nay. Việc viết blog, lập trình blog vẫn còn là một mảnh đất chưa khai phá hết. Nhân sự cho ngành có sự cạnh tranh gay gắt nhưng vẫn là bài toán thiếu nhân lực từ sự thiếu hụt lập trình viên.

Lập trình web app

Mức lương trung bình của một lập trình viên các ứng dụng đều hấp dẫn hơn lập trình viên cho website. Do sự thiếu hụt nhân sự trong ngành công nghệ thông tin mà các ứng viên lập trình ứng dụng được xem là người có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. 

Trên đây là toàn bộ lộ trình học lập trình web cho người mới bắt đầu. Nếu có sự đam mê và cố gắng thì Gen On tin rằng người mới hoàn toàn có thể tự học và thành công với lập trình web. Học cách lập trình web cơ bản không còn là một công việc phức tạp nhờ rất nhiều vào các công cụ có sẵn. Vậy hãy bắt đầu từ những điều đơn giản sau đó nâng cao dần dần về các kỹ năng website. Chỉ cần kiên trì theo đuổi chắc chắn bạn sẽ chinh phục được. Chúc các bạn thành công!