Quy trình thiết kế là gì và tại sao nó quan trọng?

Định nghĩa quy trình thiết kế theo các chuyên gia

Để nói về định nghĩa quy trình thiết kế, chắc hẳn sẽ không có một định nghĩa cụ thể nào mà nó sẽ là những khái niệm khác nhau dựa theo kiến thức kinh nghiệm của mỗi người. 

Như ông Jan Wilker – một nhà thiết kế đồ họa đã từng làm việc với nhiều “ông lớn” như Bloomberg, Capitol Records, Nintendo, Puma, and the Museum of Modern Art in New York đã nói rằng: “Là những người thiết kế, hoặc thậm chí ngay cả khi chúng ta đã học về nghệ thuật, chúng ta rất hiếm khi nói về khái niệm của quy trình thiết kế. Chúng ta được tự do sáng tạo, sử dụng tài năng của mình và thiết kế theo cách mà chúng ta cảm thấy phù hợp.” 

Trong cuốn sách Digital Manufacturing, tác giả Chor Hiong Tee đã định nghĩa quy trình thiết kế như sau: “Quy trình thiết kế là một trong những phương pháp giải quyết vấn đề đã được nhiều nhà thiết kế sử dụng để giải quyết và quản lý các dự án với những vấn đề phát sinh. Phương pháp giải quyết này tương tự như phương pháp khoa học, ta sẽ phân chia từng nhiệm vụ cụ thể, sau đó quản lý và giải quyết nó từng bước một cách hệ thống và hoàn thiện. Tuy nhiên, khi thực hiện một quy trình thiết kế khác với phương pháp khoa học ở chỗ là nhà thiết kế phải thiết kế để biến ý tưởng thành một sản phẩm và sửa chữa chúng nhiều lần để hoàn thiện.” 

Thông qua 2 định nghĩa trên, có thể thấy rằng không có một định nghĩa nào là chính xác về “quy trình thiết kế”, tuy nhiên Genon có thể giải thích cho bạn một cách dễ hiểu như sau:

Quy trình thiết kế là một chuỗi các bước được thực hiện theo một kế hoạch cụ thể để tạo ra sản phẩm hoặc giải pháp thỏa mãn mục tiêu thiết kế. Quy trình này nhằm đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và sẽ đạt được mục tiêu thiết kế một cách hiệu quả và sáng tạo.

định nghĩa quy trình thiết kế theo các chuyên gia
Quy trình thiết kế là một giai đoạn khi bạn sáng tạo ra một sản phẩm và nó không có một định nghĩa cụ thể nào

Mục đích và vai trò của quy trình thiết kế trong các lĩnh vực khác nhau

Quy trình thiết kế đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích của quy trình thiết kế không chỉ để giải quyết ý tưởng một cách hiệu quả mà còn đảm bảo tính sáng tạo và đáp ứng với yêu cầu đặc biệt của từng lĩnh vực như sau:

  • Trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ: Quy trình thiết kế giúp chuyển đổi các khái niệm trừu tượng thành sản phẩm hoặc giải pháp cụ thể. Việc phân chia quy trình thành các giai đoạn thiết kế như: Tiếp nhận, Xác định, Thiết kế và Bàn giao giúp tối ưu hóa hiệu suất và quản trị rủi ro.
  • Trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông: Quy trình thiết kế là chìa khóa để tạo ra những sản phẩm quảng cáo và ấn phẩm để thu hút khách hàng. Khi đó quy trình sẽ đi từ bước nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu và phát triển ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm, nhờ có quy trình sẽ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách mạnh mẽ và sự tương tác tích cực với đối tượng khách hàng.
  • Trong lĩnh vực giáo dục và nghệ thuật: Đối với lĩnh vực này, quy trình thiết kế không chỉ là công cụ hỗ trợ việc giảng dạy mà còn là cách tiếp cận độc đáo để khám phá và phát triển khả năng sáng tạo của người dạy và người học.

Dù là lĩnh vực nào cũng vậy, quy trình thiết kế đóng vai trò như “chiếc xương sống” để nhà thiết kế dựa vào đó và phát triển ra những chi tiết hình thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thiết kế

Quy trình thiết kế gồm các bước thiết kế từ đơn giản đến phức tạp và nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những yếu tố sau:

Yêu cầu và mong muốn của khách hàng

Yêu cầu và mong muốn của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quy trình thiết kế của nhà thiết kế. Việc hiểu rõ và đáp ứng đúng những kỳ vọng này không chỉ là chìa khóa để làm nên được một sản phẩm ưng ý hay giải pháp thành công mà còn tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng.

Thông tin và nguồn lực có sẵn

Đây là một yếu tố quyết định để một designer định hình quy trình thiết kế và tạo ra sản phẩm. Khả năng tiếp cận, tìm kiếm, thu thập thông tin và trữ cho mình những nguồn lực sẵn có sẽ đảm bảo rằng quy trình thiết kế dù có nhiều giai đoạn đi chăng nữa cũng sẽ diễn ra một cách hiệu quả. Hơn nữa, tính toán hợp lý cũng sẽ tận dụng được tất cả những tiềm năng có sẵn để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Công nghệ và phương pháp sử dụng

Công nghệ và phương pháp sử dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định cách tiếp cận và cách thực hiện quy trình thiết kế. Việc áp dụng những công nghệ mới và phương pháp tiên tiến có thể tối ưu hóa hiệu suất trong quy trình thiết kế.

các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thiết kế
Quy trình thiết kế sẽ bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau do đó nhà thiết kế phải tính toán kỹ càng

Điều kiện và thời gian thực hiện

Cuối cùng, điều kiện và thời gian thực hiện cũng là những yếu tố ảnh hưởng cực kỳ nhiều đến cả quá trình tạo ra thiết kế. Bởi vì nếu bạn phải đối mặt với những hạn chế về mặt thời gian hoặc điều kiện ngoài ý muốn thì khi đó bạn phải có những điều chỉnh linh hoạt trong quy trình để đảm bảo tính khả thi và đáp ứng kịp thời đối với mọi yêu cầu của khách hàng. 

Quy trình thiết kế gồm mấy giai đoạn

Nếu bạn là người chưa biết gì về ngành thiết kế chắc hẳn sẽ thắc mắc rằng một quy trình thiết kế gồm mấy giai đoạn. Không để bạn phải chờ lâu, Genon sẽ trình bày các giai đoạn thiết kế để giải đáp ngay cho bạn nhé!

Giai đoạn 1: Nghiên cứu và phân tích

Tìm hiểu nhu cầu của người dùng

Đầu tiên, việc tìm hiểu nhu cầu của người dùng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hướng đi cho một vấn đề hay quy trình để tạo ra một sản phẩm. Thực hiện bước này thì quy trình sẽ tập trung vào việc đáp ứng đúng với mong muốn và nhu cầu cụ thể của người dùng. Từ đó, sẽ hướng nhà thiết kế đi đúng hướng hơn và tiết kiệm thời gian. 

Nghiên cứu từ đối thủ cạnh tranh

Tham khảo từ đối thủ cạnh tranh là việc làm quan trọng tiếp theo trong giai đoạn này, nghiên cứu về đối thủ giúp bạn xác định vị thế của sản phẩm hoặc giải pháp trong thị trường có đang thực sự hiệu quả hay không. Từ đó, bạn có thể xem xét và tìm được hướng giải quyết vấn đề hợp lý hơn. 

Việc này không chỉ mang lại cái nhìn tổng quan về mặt cạnh tranh mà còn cho ta cơ hội để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ và định hình được chiến lược thiết kế sao cho tối ưu.

Phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là khâu cuối cùng của giai đoạn này, đây là lúc thông tin bạn thu thập được từ những nghiên cứu, khảo sát sẽ được mang ra để xử lý và đánh giá.

Phân tích dữ liệu giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng, tệp người dùng và những thông số, thông tin liên quan khác. Từ những dữ liệu đó sẽ tạo nền tảng cho việc xây dựng các giai đoạn thiết kế tiếp theo hiệu quả hơn. 

giai đoạn nghiên cứu và phân tích
Giai đoạn nghiên cứu và phân tích là giai đoạn đầu tiên trong cả quy trình thiết kế

Giai đoạn 2: Phát triển ý tưởng

Trong quy trình thiết kế, giai đoạn 2 đóng vai trò khá quan trọng, vì nó là bước đưa ý tưởng đến công đoạn brief thiết kế cho designer về sản phẩm. Từng khâu trong giai đoạn này là mấu chốt giúp bạn tạo nên hình ảnh cuối cùng của thành phẩm. 

Brainstorming

Brainstorming là một phần không thể thiếu của giai đoạn phát triển ý tưởng. Trong thời gian brainstorm nhóm thiết kế sẽ tập trung vào việc nghĩ ra thật nhiều ý tưởng sáng tạo đa dạng. Điều này giúp kích thích và thúc đẩy khả năng sáng tạo của mọi người để tìm ra các hướng tiếp cận mới cho dự án.

Phát triển concept

Sau khi có danh sách ý tưởng từ bước brainstorming, giai đoạn phát triển concept chính thức bắt đầu. Khi các ý tưởng được lựa chọn, bạn sẽ tiến hành brief mẫu cho designer. 

Ý tưởng sẽ được designer chi tiết hóa và phát triển thành các hình thái cụ thể sao cho phù hợp với yêu cầu.

Tạo bản phác thảo

Tạo bản phác thảo là bước cuối cùng trong việc phát triển ý tưởng, nơi mà các chi tiết của ý tưởng được chuyển thành các hình ảnh cụ thể. Bản phác thảo đóng vai trò quan trọng trong việc trực quan hóa ý tưởng, giúp đội ngũ thiết kế và các bên liên quan hiểu rõ hơn về hình dạng và cấu trúc của bản thiết kế.

giai đoạn phát triển ý tưởng
Sau khi nghiên cứu và phân tích thì designer sẽ chuyển sang giai đoạn phát triển ý tưởng

Giai đoạn 3: Thiết kế chi tiết

Trong quy trình thiết kế, giai đoạn 3 là bước quan trọng nhất để chi tiết hóa và hoàn thiện những ý tưởng đã được phát triển trước đó. Các bước cụ thể trong giai đoạn này chịu trách nhiệm định hình các chi tiết để tạo nên thành phẩm.

Thiết kế giao diện

Trong quá trình thiết kế, thiết kế giao diện nên được tập trung đầu tiên, bởi vì khi nhìn vào tổng quan thì giao diện là thứ hấp dẫn người nhìn. Một giao diện đẹp mắt đã là một sự thành công vì chiếm được sự chú ý của người dùng.

Thiết kế trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng (UX) là một phần quan trọng của quy trình thiết kế chi tiết. Bạn nên tập trung vào việc đảm bảo mọi khía cạnh của sản phẩm mang đến cho người dùng trải nghiệm thoải mái và dễ dàng tương tác. 

Thiết kế UX không chỉ là thiết kế về phần giao diện, mà còn thiết kế cách mà người dùng sẽ tương tác và trải nghiệm sản phẩm của bạn như thế nào.

Thiết kế kỹ thuật

Trong giai đoạn này, việc chú trọng vào xây dựng nền tảng kỹ thuật cho sản phẩm là điều cần thiết. Thiết kế kỹ thuật bao gồm việc biết cách viết detail design cho designer, xác định cấu trúc kỹ thuật, lựa chọn công nghệ thích hợp và đảm bảo tính khả thi của các giải pháp kỹ thuật được đề xuất sao cho phù hợp với yêu cầu đã được đặt ra. 

Mục đích chính qua những bước nhỏ trên là để tạo ra một sản phẩm vừa đẹp mắt, vừa có hiệu suất ổn định, vừa mang lại trải nghiệm người dùng tốt và ổn định về mặt kỹ thuật.

Sau khi đã lựa chọn phong cách thiết kế và phác thảo ý tưởng thì nhà thiết kế sẽ đi vào thiết kế chi tiết 

Giai đoạn 4: Xét duyệt và hoàn thiện

Giai đoạn cuối của quá trình thiết kế là giai đoạn xét duyệt và hoàn thiện. Khi đi đến đây nghĩa là là lúc sản phẩm đã hoàn chỉnh và sẵn sàng được kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo chất lượng trước khi hoàn thiện.  

Xét duyệt nội bộ

Trong quá trình xét duyệt nội bộ, sản phẩm của bạn nên được tiến hành kiểm tra mọi khía cạnh một cách kỹ lưỡng. Điều này bao gồm kiểm tra lại về kỹ thuật, giao diện và trải nghiệm người dùng một lần nữa để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được tất cả các tiêu chí đặt ra và hoạt động một cách mượt mà.

Xét duyệt khách hàng

Bước này vô cùng quan trọng bởi phản hồi của khách hàng cũng thể hiện mong muốn họ về sản phẩm đó. Do đó, bạn nên thu thập và đánh giá ý kiến phản hồi của người dùng để hiểu rõ hơn về cảm nhận và nhu cầu của họ. Điều này giúp nhà thiết kế định hình được các điều chỉnh cuối cùng để tối ưu hóa sản phẩm.

Hoàn thiện thiết kế

Bước cuối cùng là bước hoàn thiện thiết kế. Khi đã đến bước này, tức là bạn đang thực hiện những điều chỉnh cuối cùng và hoàn thiện thiết kế dựa trên kết quả của quá trình xét duyệt. Bước này được đặt ra để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng tối đa các yêu cầu, mong muốn và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng/khách hàng.

Các giai đoạn cụ thể theo từng lĩnh vực thiết kế

Trong quy trình thiết kế, các lĩnh vực khác nhau yêu cầu các giai đoạn cụ thể để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc giải pháp được phát triển đầy đủ, hiệu quả và đáp ứng đúng yêu cầu. Dưới đây là chi tiết về quy trình thiết kế kỹ thuật.

Quy trình thiết kế kỹ thuật

Trong lĩnh vực kỹ thuật, quy trình thiết kế kỹ thuật bao gồm nhiều giai đoạn quan trọng để đảm bảo tính linh hoạt và khả thi của sản phẩm cuối cùng.

Phân tích hệ thống

Giai đoạn này tập trung vào việc phân tích các tính năng của hệ thống, những việc cần làm trong bước này là xác định, hiểu và mô tả cấu trúc cũng như các chức năng tổng thể của hệ thống kỹ thuật. Mục tiêu chính của phân tích hệ thống là tạo ra một cái nhìn tổng quan và chi tiết về cách các thành phần của hệ thống tương tác với nhau và với các yếu tố ngoại vi. 

Thiết kế giao diện người dùng

Thiết kế giao diện người dùng tập trung vào việc tạo ra một giao diện hấp dẫn và dễ sử dụng để người dùng tương tác với hệ thống hiệu quả hơn. Thiết kế giao diện người dùng (UI design) là quá trình tạo ra giao diện mà người dùng sẽ tương tác khi sử dụng một sản phẩm hay ứng dụng. 

Mục tiêu chính của thiết kế giao diện người dùng là tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng cách tạo ra một giao diện dễ sử dụng, thân thiện và hấp dẫn. Do đó, bước này khá quan trọng vì nó sẽ nâng cao giá trị và hiệu suất của sản phẩm hay ứng dụng mà bạn tạo ra. 

giai đoạn thiết kế chi tiết
Quy trình thiết kế kỹ thuật cũng được hình thành từ rất nhiều bước nhỏ

Thiết kế cơ sở dữ liệu

Giai đoạn này định hình cách dữ liệu được tổ chức, lưu trữ trong hệ thống để đảm bảo hiệu suất và khả năng hoạt động. Thiết kế cơ sở dữ liệu (Database Design) là quá trình xây dựng và tổ chức cấu trúc dữ liệu để lưu trữ và quản lý thông tin trong một hệ thống thông tin hoặc ứng dụng. 

Mục tiêu chính của việc thiết kế cơ sở dữ liệu là tạo ra một hệ thống lưu trữ dữ liệu hiệu quả, linh hoạt và dễ bảo trì. Thiết kế cơ sở dữ liệu còn giúp bạn quản lý quyền truy cập vào dữ liệu, bảo vệ thông tin khỏi các truy cập trái phép.

Thiết kế kiến trúc hệ thống

Thiết kế kiến trúc hệ thống xác định cách các thành phần khác nhau của hệ thống tương tác với nhau, tạo nên một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ cho người dùng. Thiết kế kiến trúc hệ thống đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính linh hoạt, nâng cao hiệu suất và khả năng bảo trì của hệ thống trong quá trình phát triển và vận hành. 

Hơn nữa, khi bạn thiết kế kiến trúc hệ thống chặt chẽ sẽ quản lý được những rủi ro tiềm ẩn, giảm thiểu tình trạng lỗi và sự cố trong quá trình triển khai và vận hành.

Thiết kế triển khai

Giai đoạn triển khai tập trung vào việc xác định cách triển khai hệ thống vào môi trường thực tế một cách hiệu quả và an toàn. 

Thiết kế triển khai là quá trình xác định cách triển khai và triển khai một hệ thống hoặc ứng dụng vào môi trường thực tế. Mục tiêu chính của quá trình này là đảm bảo rằng hệ thống được triển khai một cách hiệu quả, an toàn và đáp ứng đúng các yêu cầu của môi trường thực tế. 

thiết kế giao diện người dùng trong quy trình thiết kế kỹ thuật
Sau khi có ý tưởng thì các bước thiết kế tiếp theo sẽ được triển khai một cách lần lượt

Quy trình thiết kế phần mềm: Từ ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh

Quy trình thiết kế phần mềm là một hành trình sáng tạo từ ý tưởng ban đầu đến sản phẩm là một phần mềm hoàn chỉnh. Quá trình này đòi hỏi sự linh hoạt, kiến thức sâu rộng và quy trình làm việc có tổ chức. 

Để đảm bảo một sản phẩm phần mềm đáp ứng đúng nhu cầu và chuẩn mực, quy trình này thường được chia thành nhiều giai đoạn phức tạp như sau: 

Lên ý tưởng và xác định yêu cầu của người dùng cuối

Trước hết, quá trình bắt đầu bằng việc thu thập ý tưởng từ khách hàng hoặc nhóm phát triển phần mềm. Đồng thời, xác định yêu cầu chi tiết để đặt nền móng cho quá trình thiết kế ra được một phần mềm hoàn chỉnh.

Phân tích và nghiên cứu

Giai đoạn này tập trung vào phân tích yêu cầu, khảo sát thị trường và nghiên cứu công nghệ mới nhằm xác định phạm vi và khả năng thực hiện của dự án.

Thiết kế hệ thống

Bằng cách sử dụng các thông tin đã được phân tích, quy trình sẽ chuyển sang bước thiết kế hệ thống chi tiết hơn. Như ở phần trên Genon đã giới thiệu, bước này bao gồm xác định kiến trúc tổng thể, giao diện người dùng và các thành phần chức năng của phần mềm. 

Phát triển phần mềm

Giai đoạn này đưa ý tưởng từ bản demo sang thực tế. Nhóm phát triển sễ tạo ra mã nguồn, kiểm tra thử từng phần và tích hợp chúng để tạo ra một phần mềm hoạt động được đúng như các tính năng được tạo ra.

triển khai thiết kế trong quy trình thiết kế kỹ thuật
Quy trình thiết kế phần mềm đòi hỏi sự linh hoạt, kiến thức sâu rộng và quy trình làm việc có tổ chức

Kiểm tra độ hoàn thiện và test tính năng của phần mềm

Các bước kiểm thử kỹ thuật như kiểm tra từng tính năng, kiểm tra độ tương thích với phần cứng của máy và test hệ thống để đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ hoạt động mượt mà mà còn đáp ứng đúng yêu cầu.

Triển khai phát hành và phần mềm

Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra phần mềm và được phép triển khai thì phần mềm sẽ được phát hành ra công chúng.

Nhận đánh giá và nâng cấp phần mềm

Một khi sản phẩm đã ra mắt, bạn sẽ nhận về rất nhiều lượt đánh giá và phản hồi từ người dùng về những điểm còn hạn chế của phần mềm. Từ những đánh giá đó bạn sẽ xem xét và cập nhật phần mềm lên các phiên bản nâng cấp hơn và khắc phục các lỗi của phiên bản cũ. 

Với quy trình thiết kế phần mềm như trên, bạn cần đảm bảo rằng quy trình cần đầy đủ các bước từ ý tưởng đến hoàn thiện sản phẩm. Mọi bước đều nên được thực hiện một cách có tổ chức và đáp ứng đúng nhu cầu người dùng. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo nên một sản phẩm chất lượng và có giá trị khi tung ra thị trường. 

Quy trình thiết kế xây dựng: Tạo nên công trình vững bền theo thời gian

Quy trình thiết kế xây dựng được sinh ra nhằm đảm bảo rằng mỗi công trình khi được xây dựng ngoài thực tế không chỉ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật mà còn phải an toàn cho người ở và vững bền theo thời gian. Quy trình thiết kế xây dựng bao gồm những bước như sau: 

Nhận yêu cầu của khách hàng và khảo sát địa điểm

Bước đầu tiên của quy trình là bạn sẽ nhận các yêu cầu từ khách hàng, sau khi nhận yêu cầu thì bạn cần lên ý tưởng cơ bản và đi khảo sát địa điểm để đánh giá như địa hình, điều kiện tự nhiên và các yếu tố ảnh hưởng.

Phân tích địa điểm, xác định nguyên liệu và thiết kế cấu trúc

Sau khi khảo sát địa điểm thì bạn nên phân tích kỹ về địa hình, đánh giá môi trường và lên bản thiết kế chi tiết của công trình để đảm bảo nó phù hợp với môi trường xung quanh. Sau khi có bản thiết kế chi tiết thì bạn nên chọn lựa nguyên liệu phù hợp với công trình đó và thiết kế cấu trúc chịu lực, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

Bàn giao bản thiết kế cho khách hàng 

Sau khi đã hoàn thiện bản thiết kế thì bạn bàn giao bản thiết kế cho khách hàng để nhận phản hồi. Chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng nếu có. 

quy trình thiết kế phần mềm
Quy trình thiết kế xây dựng được tạo ra để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tiêu chí an toàn cho mọi người

Quy trình thiết kế xây dựng không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, tính kỹ thuật và tính an toàn của công trình mà còn tạo ra một công trình vững bền theo thời gian để đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng và tạo ra môi trường sinh hoạt thoải mái cho người sử dụng.

Quy trình thiết kế đồ họa: Thể hiện cá tính qua từng sản phẩm

Quy trình thiết kế đồ họa không chỉ là việc tạo ra hình ảnh đẹp mắt mà còn là cách thể hiện cá tính và đặc trưng riêng của mỗi sản phẩm. Genon sẽ giới thiệu cho bạn quy trình thiết kế đồ họa gồm các bước như sau:

Nhận yêu cầu từ khách hàng và brainstorm ý tưởng

Quy trình bắt đầu bằng việc khách hàng tìm đến designer và đưa ra yêu cầu để họ thiết kế các sản phẩm đồ họa phục vụ cho những mục đích nhất định. Từ những yêu cầu trên, người thiết kế sẽ chuẩn bị những ý tưởng cho bản thiết kế của mình. 

Brainstorm ý tưởng là một việc làm không thể thiếu để các nhà thiết kế chuẩn bị được nhiều ý tưởng ý tưởng và độc đáo cho sản phẩm của khách hàng. 

Brainstorm để phân tích vấn đề, kết hợp hoặc mở rộng các ý tưởng để tạo ra các sáng kiến mới hoặc giải pháp toàn diện hơn. Khi đã chốt được một giải pháp phù hợp cho sản phẩm thì sẽ đến công đoạn tiếp theo chính là thiết kế sản phẩm.  

Thiết kế sản phẩm

Sau khi có cho mình những ý tưởng để triển khai thì giờ là lúc bạn cần xác định phong cách đồ họa phù hợp với những yêu cầu mà khách hàng đặt ra cho bạn. 

Từ đó, hãy vận dụng các kiến thức và kỹ thuật đồ họa của mình để tạo ra được một sản phẩm đồ họa với việc thiết kế giao diện chính, đặt cấu trúc hình ảnh và xác định vị trí các yếu tố chính như văn bản, biểu tượng, màu sắc, hiệu ứng,… 

Nhận đánh giá của khách hàng và hoàn thiện sản phẩm

Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, bạn sẽ gửi bản thiết kế đó cho khách hàng để xem có đúng theo ý muốn của họ hay chưa. Nếu khách hàng có phản hồi thì bạn sẽ sửa theo yêu cầu của họ cho đến khi khách hàng hài lòng. 

Cuối cùng, sau khi sản phẩm đã đáp ứng yêu cầu khách hàng thì bạn bàn giao sản phẩm cho họ là bước kết thúc của quy trình thiết kế. 

Quy trình thiết kế đồ họa không chỉ là quá trình sáng tạo của designer mà còn là quá trình nhà thiết kế đó “thổi hồn” để tạo nên cá tính đặc trưng của mỗi sản phẩm. Từng bước trong quy trình được thực hiện một cách có tổ chức để đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra không chỉ đẹp mắt mà còn thể hiện đúng bản chất và giá trị của sản phẩm.

quy trình thiết kế xây dựng
Quy trình thiết kế đồ họa giúp tạo ra hình ảnh đẹp mắt mà còn thể hiện cá tính của sản phẩm

Tạo ra quy trình thiết kế cho mỗi lĩnh vực không chỉ là bước quan trọng mà còn là nền tảng đảm bảo sự thành công của mọi dự án để tạo ra được các sản phẩm hoàn chỉnh. Dù là lĩnh vực nào đi chăng nữa, quy trình thiết kế đều đóng vai trò quan trọng. 

Vì vậy, để biến các ý tưởng hay các yêu cầu của khách hàng thành sản phẩm chỉn chu và hoàn thiện nhất, bạn nên xây dựng cho dự án của mình một quy trình thiết kế để khi thực hiện bạn sẽ dựa vào đó để có thể tiết kiệm thời gian và công sức hơn.