Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, những năm gần đây, nghề lập trình dường như đã trở thành một ngành được “săn đón” khi vai trò của lập trình viên ngày càng được coi trọng. Vậy lập trình viên học ngành gì? Học lập trình là gì? Quan trọng hơn hết là lập trình viên ra làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn có được cái nhìn toàn cảnh 

1. Lập trình viên là gì? Công việc của một lập trình viên?

Lập trình viên (Programer) hay còn được gọi là nhà phát triển (Developer – viết tắt là DEV) người sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng, sửa lỗi và bảo trì các phần mềm. Hiện nay có rất nhiều chức danh cho vị trí công việc này:

  • Nhà phát triển phần mềm (Software Developer)
  • Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
  • Lập trình viên phần mềm (Software Coder)
  • Lập trình viên máy tính (Computer Programmer)

Lập trình viên có thể chia thành nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau tùy theo ngôn ngữ lập trình, mục đích chương trình mà họ tạo ra, ví dụ như:

  • Lập trình viên website sẽ là người thiết kế và xây dựng về giao diện và tính năng các trang web.
  • Lập trình viên ứng dụng là người phát triển các ứng dụng cho các hệ điều hành khác nhau: Windows, iOS, Android,…
  • Lập trình viên phần mềm là người tạo ra các phần mềm cho những mục đích khác nhau.
  • Lập trình viên game là người thiết kế, phát triển các trò chơi điện tử cho các nền tảng khác nhau.

Công việc của một lập trình viên thường bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

  • Phân tích nhu cầu, vấn đề của người sử dụng để đưa ra ý tưởng cho các mẫu thiết kế phần mềm, ứng dụng mới.
  • Xây dựng phần mềm, ứng dụng mới bằng các ngôn ngữ lập trình thích hợp theo yêu cầu của doanh nghiệp, khách hàng.
  • Phát triển và xây dựng các tính năng mới cho ứng dụng dựa vào những nhu cầu phát sinh của người sử dụng.
  • Nâng cấp phần mềm và các hệ thống để đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả hơn.
  • Phối hợp với các Content/Technical Writers để viết các tài liệu hỗ trợ người dùng.
  • Kiểm tra và bảo trì các chương trình, ứng dụng định kỳ, tiến hành sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra.

2. Lập trình viên học ngành gì sao cho phù hợp?

Theo đuổi công việc lập trình, yêu cầu trình độ đối với vị trí lập trình viên có thể khác nhau tùy vào mục đích tuyển dụng. Vậy lập trình viên học ngành gì để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng? Hầu hết các lập trình viên đều được yêu cầu có bằng cao đẳng/đại học trở lên liên quan đến các ngành sau: 

2.1 Khoa học máy tính

Khoa học máy tính (Computer Science) được xem là nền tảng của lập trình máy tính. Lập trình viên học ngành Khoa học máy tính là chìa khóa cho sự bứt phá ở thời đại chuyển đổi số. 

Đây là ngành học bao gồm về nghiên cứu cấu trúc của dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, phân tích dữ liệu, các thuật toán. Lập trình viên học ngành này chủ yếu tập trung vào các lý thuyết và toán học. 

Nội dung học của ngành khoa học máy tính hướng đến lập trình sẽ rơi vào những môn như:

  • Nhập môn lập trình: Học các khái niệm, cú pháp, câu lệnh cơ bản… Các ngôn ngữ thường được trường Đại học tại Việt Nam sử dụng để giảng dạy là C/C++, Java.
  • Lập trình hướng đối tượng: Sinh viên sẽ được học một kỹ thuật lập trình mới cho phép tạo ra các đối tượng trong code trừu tượng hóa các đối tượng thực tế trong cuộc sống.
  • Cơ sở dữ liệu: Giúp các bạn học sinh tiếp cận các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như Oracle, MySQL,… là nền tảng cho lập trình website sau này.
  • Nguyên lý lập trình: Đây được xem là bài học vỡ lòng cho các bạn lập trình viên giúp tìm hiểu cách thức lập trình, phương pháp lập trình cũng như những quy củ về việc đặt tên biến, tên hàm và cách tổ chức code mang lại hiệu quả tối ưu.

Sau khi ra trường, đối với các bạn lập trình viên học ngành khoa học máy tính có thể làm tại các doanh nghiệp về công nghệ thông tin hoặc làm lập trình đồ họa game, lập trình website để xử lý các hình ảnh, video, thực tế ảo,…

Lập trình viên học ngành Khoa học máy tính sẽ phù hợp với những bạn trẻ có tư duy sáng tạo, ngoài đam mê với công nghệ còn cần một sự nhạy bén, năng động và tò mò học hỏi. 

2.2 Kỹ thuật máy tính

Về cơ bản, đây là sự kết hợp giữa Kỹ thuật điện tử với Khoa học máy tính nhằm xây dựng hệ thống máy tính cùng các thiết bị công nghệ khác. Lập trình viên học ngành Kỹ thuật máy tính chính là theo học những chủ đề quan trọng như: 

  • Lập trình: Người học sẽ được nắm vững các ngôn ngữ lập trình như C++, Java, Python. Ngoài ra còn nắm vững và chuyên sâu các nguyên tắc của lập trình.
  • Hệ điều hành: Giúp hiểu biết về cách hệ điều hành hoạt động, quản lý tài nguyên hệ thống và tương tác giữa phần cứng với phần mềm.
  • Cơ sở dữ liệu: Tập trung các khóa học vào việc thiết kế, quản lý và truy vấn cơ sở dữ liệu, khi này người học sẽ làm quen dần với các công cụ như MySQL, MongoDB, Oracle,…
  • Phát triển phần mềm: Tập trung vào quy trình phát triển một phần mềm, quản lý dự án phần mềm và các phương pháp kiểm thử để đảm bảo chất lượng.

Lập trình viên học ngành Kỹ thuật máy tính sẽ chịu trách nhiệm mã hóa những chỉ dẫn của các kỹ sư tạo khung phần mềm thành những dòng code cho phép máy tính hoạt động. Cụ thể có thể được chia ra làm hai vị trí:

  • Lập trình viên phần mềm: Tạo ra, phát triển các ứng dụng, phần mềm bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình như C++, Java, Python hoặc .NET. Lập trình viên từ ngành kỹ thuật máy tính sẽ viết mã và xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu được đặt trước từ khách hàng hoặc giải quyết một vấn đề nào đó trong ngành công nghệ thông tin
  • Lập trình viên ứng dụng cho di động: Tạo ra các ứng dụng di động dành cho cả nền tảng iOS hay Android. Người học được tiếp xúc với các ngôn ngữ lập trình như Swift hoặc Objective-C cho iOS, Java và Kotlin cho Android.

2.3 Công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ thông tin hay còn được gọi với tên gọi IT (Information Technology).

Lập trình viên học ngành này liên quan chủ yếu đến máy tính, sự lưu trữ thông tin, mạng, cơ sở hạ tầng vật lý khác để tạo ra, lưu trữ, bảo mật các dạng dữ liệu điện tử.

Vai trò chính của IT đó chính là phân phối, xử lý dữ liệu, lưu trữ thông tin dưới nhiều dạng hình thức, trao đổi và sử dụng các thông tin với những mục đích khác nhau được yêu cầu. Một số đặc điểm nổi bật của ngành công nghệ thông tin sẽ giúp con đường trở thành lập trình viên dễ dàng hơn:

  • Được đào tạo kiến thức nền tảng đến nâng cao về về lập trình.
  • Làm quen và chuyên sâu với các thuật toán, phần mềm và ứng dụng.
  • Tiếp cận đến các bộ môn về Kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, khoa học máy tính.
  • Nâng cấp hệ thống bảo mật thông tin thông qua “An toàn và bảo mật hệ thống thông tin”.

Lập trình viên học ngành Công nghệ thông tin sẽ có thể chịu trách nhiệm liên quan đến những công việc giám sát dữ liệu, giám sát chức năng máy chủ, thực hiện bảo trì các hệ thống và đảm bảo việc kiểm tra các chương trình theo yêu cầu. Các học viên theo nghề lập trình viên công nghệ thông tin là người áp dụng được hầu hết các kiến thức học tại trường vào thực tiễn. 

Trước hết muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin lập trình viên chuyên nghiệp, người học cần có một niềm đam mê với máy móc, lập trình và những con số. Cần một tư duy nhạy bén, xử lý thông tin, dữ liệu nhanh chóng. Bên cạnh đó đây cũng là ngành cần sự tỉ mỉ, tính chính xác cao. 

Người làm lập trình công nghệ thông tin còn cần phải tạo dựng cho mình sự bình tĩnh, kiên nhẫn và kiên trì để xử lý những tình huống lỗi (bug) khi làm dự án. 

2.4 Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm thực chất là một trong những chuyên ngành thuộc khối Công nghệ thông tin. Lập trình viên học ngành Công nghệ phần mềm sẽ tập trung vào việc nghiên cứu về phần mềm và các hệ thống kỹ thuật của máy tính, đào sâu vào sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống. 

Lập trình viên học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến thực tế về xây dựng hệ thống thông tin, lập trình các phần mềm điện thoại di động, máy tính hoặc lập trình website, các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra còn có thể lập trình các ứng dụng game. 

Lập trình viên học ngành Công nghệ phần mềm sẽ được lựa chọn làm việc với nhiều ngôn ngữ khác nhau tùy vào vị trí làm việc. Kiến thức về lĩnh vực bao gồm:

  • Lập trình căn bản đến lập trình hướng đối tượng
  • Học về cơ sở dữ liệu căn bản
  • Học về web, HTML, CSS
  • Lập trình C++/.NET/Java
  • Lập trình web với PHP
  • Lập trình web với ASP, .NET
  • Lập trình thiết bị di động

Có thể thấy, lập trình viên học ngành Công nghệ phần mềm chính là một bước đệm vững vàng cho các bạn trẻ có thể tìm hiểu về nghề lập trình viên khi được đào tạo hầu như mọi thứ để thuần thục kỹ năng lập trình.

2.5 Hệ thống thông tin

Nếu như bạn là một người cẩn thận, muốn được xây dựng và khai thác, quản lý các thông tin theo hệ thống, phân tích thông tin trong kinh tế thì có thể cân nhắc trở thành lập trình viên học ngành Hệ thống thông tin. Vì những kiến thức bạn có được trong chương trình học sẽ giúp bạn dễ dàng làm lập trình cho các dự án công nghệ, lập trình web hay lập trình các phần mềm ứng dụng giúp nâng cao đời sống. 

Ngành Hệ thống thông tin cho phép sinh viên được làm quen với ngôn ngữ lập trình, thực hành lập trình từ cơ bản đến phức tạp ngay từ những năm đầu tiên 

Đối với những lập trình viên học ngành Hệ thống thông tin, có thể làm những công việc như tối ưu hóa dữ liệu, viết phần mềm mới, cải thiện các phần mềm cũ, sửa lỗi dữ liệu phát sinh hoặc xử lý các trục trặc trên hệ thống máy tính. 

Đến những học phần sau đã cho phép sinh viên tiếp xúc với các kỹ năng thiết kế một giao diện website cơ bản. Học cách giao tiếp với hệ cơ sở dữ liệu, thiết kế web và lập trình hướng đối tượng.

Kết thúc chương trình học, sinh viên sẽ nắm vững quy trình vận hành và phát triển phần mềm như: Waterfall, Spiral, Iterative Development, Agile,… Ngoài ra, còn có các kỹ thuật trong kiểm thử phần mềm: Unit Test, BlackBox, WhiteBox, Equivalent, Boundary.

2.6 Truyền thông và mạng máy tính

Hiện nay mạng máy tính đã trở thành nhân tố quan trọng – cầu nối trong việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tổ chức trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy mà ngành Truyền thông và mạng máy tính (thuộc nhóm Công nghệ thông tin) lại càng trở nên “hot”. Bản chất của ngành chính là cung cấp cho sinh viên kiến thức về mọi lĩnh vực có ảnh hưởng lớn và sâu rộng trong đời sống con người:

  • Lĩnh vực truyền thông: Internet, mạng xã hội, báo điện tử,…
  • Lĩnh vực giải trí: âm nhạc trực tuyến, truyền hình, game,…
  • Lĩnh vực kinh tế: thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến,…

Chính vì có tính khái quát các lĩnh vực, lập trình viên học ngành Truyền thông và Mạng máy tính sau khi ra trường sẽ có cơ hội được làm việc tại các vị trí như:

  • Front-End Developer (Lập trình viên Front-End): Thiết kế đồ họa cho giao diện của các ứng dụng Web; Viết code xây dựng giao diện của các ứng dụng Web; Phối hợp với back-end developer để xây dựng tính năng của ứng dụng.
  • Back-End Developer (Lập trình viên Back-End): Xây dựng, phát triển những tính năng của một ứng dụng web thông qua việc sử dụng; Các kiến thức về cơ sở dữ liệu (MySQL, SQLite, PostgreSQL, MongoDB); Các ngôn ngữ lập trình phía server (Python,  PHP, Ruby, NodeJS); Các công nghệ webserver (Apache, Nginx)…
  • Full Stack Web Developer (Nhà phát triển web): Thiết kế, xây dựng toàn bộ một ứng dụng web từ frond-end đến back-end
  • Kỹ sư lập trình nhúng: Lập trình nhúng cho thiết bị mạng sử dụng ngôn ngữ C; Phát triển thiết bị nhúng dựa trên nền tảng Linux Kernel; Thiết kế, phát triển giao thức mạng ở Layer 2 và Layer 3…
  • Kỹ sư phát triển ứng dụng Cloud: Thiết kế, lập trình hệ thống và ứng dụng, tích hợp nền tảng Cloud Computing với các phần mềm ứng dụng; Nghiên cứu, tư vấn các giải pháp về Cloud Computing, Virtualization…

Dù tên gọi có thể làm nhiều bạn trẻ lầm tưởng rằng không liên quan đến nghề lập trình viên, nhưng bản chất của lập trình viên học ngành Truyền thông và Mạng máy tính lại cho phép học viên có thể thử sức ở đa lĩnh vực. Nhiều cơ hội việc làm rộng mở không chỉ bó hẹp trong phạm vi lập trình cơ bản hệ thống hoặc lập trình viên web.  

3. Cách chọn ngành học phù hợp với lập trình viên

3.1 Căn cứ vào sở thích và năng lực của bản thân

Lập trình viên – một công việc được đánh giá khó khăn và không mấy thú vị. Liên tục phải giải quyết những vấn đề phát sinh, thích nghi với sự thay đổi mỗi ngày của công nghệ. Ghi nhớ các lỗi lập trình và vô vàn các câu lệnh, cách tổ chức một hệ thống khác.

Vì vậy, cho dù xét lập trình viên học ngành gì thì chính bản thân người học phải có đam mê, sở thích thật sự lớn với nghề lập trình để không bỏ dang dở việc học. Yêu thích công nghệ là một yêu cầu bắt buộc nhưng không phải ai yêu thích công nghệ cũng có những tố chất để trở thành một lập trình viên. 

Cần phải tự đánh giá năng lực của bản thân để lựa chọn một ngành học phù hợp. Mỗi ngành học dù có điểm chung đều sẽ giúp bạn trở thành một lập trình viên trong tương lai nhưng mỗi môi trường sẽ tôi luyện cho bạn kiến thức, kỹ năng mềm, khả năng khác nhau.

3.2 Căn cứ vào mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp cần được xác định và làm rõ từ trước khi bạn chính thức bắt tay vào học. Xác định được mục tiêu quan trọng bởi vì bạn sẽ biết chính xác những kiến thức nào cần được trang bị cho vị trí lập trình viên tương ứng. Cần ghi rõ những kiến thức bạn cần cho vị trí lập trình viên để từ đó lựa chọn được ngành học đáp ứng được những kiến thức nền tảng đó.

Đối với lập trình viên Java: Cần thành thạo lập trình Java, ngoài ra sử dụng thành thạo các Spring Framework và Hibernate, SQL và database, CSS và Javascript, Java Core & OOP, HTML,…

  • Lập trình viên PHP: Cần thành thạo PHP, MySQL, Framework Laravel. Có kiến thức chuyên sâu về OOP, phải biết xây dựng các hệ thống Social, Ecommerce,…
  • Lập trình viên C-sharp: Đòi hỏi phải có kiến thức về nền tảng Java hoặc C++. Thành thạo sử dụng database: Oracle, MySQL. Biết về Design Patterns và am hiểu OOP.
  • Lập trình viên Python: Am hiểu sâu về ngôn ngữ lập trình Python kết hợp với hệ điều hành Linux cantos, Ubantu, Odoo Framework. Có khả năng phân tích, thiết kế, phát triển các module phần mềm
  • Lập trình .NET: Có nền tảng về C++ và .NET. Có sự am hiểu về cơ sở dữ liệu SQL, Oracle. Có kiến thức về CSS, HTML, Javascript. Thành thạo Bootstrap và Jquery.
  • Cần cụ thể hóa mục tiêu nghề nghiệp thành các yếu tố chính, yếu tố phụ. Càng cụ thể các đầu nhiệm vụ cần nắm sẽ giúp cho bạn xác định rõ nét hơn ngành học nào sẽ phù hợp với vị trí lập trình viên bạn mong muốn. 

3.3 Căn cứ vào nhu cầu thị trường

Thị trường Việt Nam hiện nay được xem là thiếu hụt lập trình viên từ 100.000 – 150.000 người mỗi năm. Dù cho số sinh viên các ngành về công nghệ thông tin nhập học mỗi năm đều lên đến 50.000 người nhưng chỉ có khoảng 30% trong số đó đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn thực tế doanh nghiệp đặt ra. 

Dưới đây là tổng hợp những nghề mà Gen On tổng hợp để giải đáp cho bạn câu trả lời học lập trình viên ra trường làm gì

  • Lĩnh vực phát triển app di động
  • Lĩnh vực phát triển web
  • Lĩnh vực lập trình nhúng
  • Lĩnh vực phát triển game
  • Lĩnh vực kết hợp trí tuệ nhân tạo AI

4. Cơ hội của nghề lập trình

4.1 Tiềm năng thu nhập hấp dẫn

Một trong những điểm khiến mọi người chú ý nhiều nhất về nghề lập trình đó chính là: “Lập trình viên lương bao nhiêu?”. 

Với những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp cho vị trí, họ có khả năng kiếm được mức lương ấn tượng. Chẳng hạn như theo Bộ Thống kê Lao động Mỹ (BLS), mức lương lập trình viên trung bình sẽ rơi vào khoảng 112,620 USD mỗi năm (dữ liệu năm 2021). Mức lương bình quân hiện nay của nghề lập trình đang ở mức khá cao, rơi vào khoảng từ 500 – 2500 USD/tháng tùy vào vị trí, năng lực hoặc kinh nghiệm cá nhân. Đây được xem là một mức lương mơ ước của nhiều người, cũng là lý do vì sao nghề này đang được săn đón. 

4.2 Mức lương lập trình viên theo năm kinh nghiệm 

  • Intern (dưới 1 năm kinh nghiệm): Khoảng 300 USD/tháng.
  • Junior (dưới 3 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 300 – 500 USD/tháng.
  • Senior (từ 3 – 5 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 500 – 1200 USD/tháng.
  • Leader (từ 5 – 7 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 1200 – 1500 USD/tháng.
  • Manager (từ 7 – 10 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 1300 – 2000 USD/tháng.
  • Director (trên 10 năm kinh nghiệm): Khoảng trên 2000 USD/tháng.

4.3 Nhu cầu tuyển dụng cao

Hiện nay Việt Nam có các công ty, tập đoàn đa quốc gia xuất hiện nên nhu cầu tuyển dụng lập trình viên không ngừng tăng cao. Không chỉ vậy, Đảng và Nhà nước đang đầu tư mạnh vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin do đó cơ hội việc làm cho các vị trí lập trình viên website, lập trình viên ứng dụng,… đang rộng mở. Khi nhu cầu về web, các ứng dụng, phần mềm hệ thống ngày càng tăng sẽ dẫn đến các doanh nghiệp luôn trong trạng thái cần nhân lực lập trình để tạo ra sản phẩm. 

Ngoài những cơ hội việc làm toàn thời gian (fulltime) thì hiện nay các doanh nghiệp cũng đã chuyển sang hướng tuyển dụng các lập trình viên trẻ cho vị trí freelancer, làm việc từ xa hoặc thực tập sinh để có luồng gió mới cho công việc.

Một hướng đi mới được đại đa số các bạn lập trình trẻ tận dụng đó là làm việc tại các công ty game, ứng dụng di động hoặc bộ phận phát triển kỹ thuật của các công ty sản xuất. 

4.4 Tính linh hoạt trong công việc

Môi trường làm việc của lập trình viên thường được thiết kế để tạo ra sự linh hoạt, đa dạng, thoải mái trong các dự án. 

Hiện nay các công ty công nghệ còn cho phép lập trình viên có thể làm việc từ xa, làm việc tại nhà hoặc không cố định thời gian làm việc. Điều này rất có ý nghĩa đối với những lập trình viên khi họ không bị giới hạn bởi giờ làm việc cố định, làm chủ được quỹ thời gian của chính mình. 

5. Thách thức khi là lập trình viên

Ở thời điểm hiện tại, ngành lập trình viên chính là một ngành xã hội đang cần và trọng dụng khiến cho một số bạn trẻ hứng thú và muốn chinh phục nghề “khó – nhằn” này. Tuy nhiên, đằng sau những hào nhoáng của mức thu nhập cao, cơ hội nghề nghiệp thăng tiến rộng mở thì ngành cũng có một mặt tối để đánh đổi và cân nhắc.

5.1 Áp lực công việc lớn

Vấn đề mà tất cả các lập trình viên đều gặp phải đó chính là áp lực công việc quá lớn do có rất nhiều các đầu việc cần xử lý. Các dự án về lập trình thường có thời hạn rất ngắn, yêu cầu tính chính xác lại cao và phức tạp. Việc hoàn thành để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp tạo ra một áp lực vô hình rất lớn cho lập trình viên. 

Ngoài ra, phải làm việc với các dòng code, các lỗi (bug) phát sinh trong thời gian phát triển sản phẩm là rất nhiều trong khi việc tìm kiếm và sửa lỗi lại tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. 

Vì thế, dù có nhiều hấp dẫn mang lại nhưng ngành này lại có tính đào thải rất cao, chỉ phù hợp với những ai thật sự yêu thích sự thử thách và bản thân chịu được áp lực công việc cao để tiếp tục đam mê với nghề. 

5.2 Chương trình đào tạo chưa theo kịp nhu cầu thị trường

Công nghệ là sự thay đổi mỗi ngày, vì thế điều quan trọng của một nhà lập trình viên chính là không ngừng nâng cao bản thân, tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. 

Lập trình viên còn được ví von như một nghề ăn, ngủ, làm việc với sự thay đổi mỗi ngày của công nghệ, vì nếu như người làm công nghệ không cập nhật mỗi ngày những xu hướng công nghệ thì chắc chắn rất dễ lạc hậu so với những lứa lập trình viên sau này. 

Ngày càng nhiều các ngôn ngữ lập trình mới được xuất hiện, ngay cả framework và các công nghệ mới cũng thường xuyên được cải tiến. Song, kiến thức tại các trường Đại học lại chưa thể nhanh chóng cập nhật hết những xu hướng công nghệ mới cho ngành lập trình, khiến hơn ½ nhân sự tốt nghiệp ra trường lại mất thêm một khoảng thời gian từ 6 tháng – 1 năm để tìm hiểu về các xu hướng mới. 

Việc liên tục chạy theo các xu hướng mà không thể đón đầu kiến thức mới khiến nhiều doanh nghiệp mãi vẫn không thể tuyển dụng được nhân sự tốt. Sinh viên ra trường lại tốn thời gian để cập nhật lại kiến thức, cộng thêm việc thất nghiệp làm các lập trình viên trẻ luôn có những áp lực vô hình. 

“Học, học nữa, học mãi” – sau khi tốt nghiệp lượng kiến thức cần học mỗi ngày rất lớn và lập trình viên sẽ luôn bị xoáy trong vòng xoay học tập – nghiên cứu – cập nhật. 

5.3 Thách thức từ những công nghệ mới – AI

Sự phát triển mạnh mẽ của AI đã tạo ra sự thay đổi trong công việc của lập trình viên. Sự phổ biến, sự ưa chuộng, mức độ sử dụng rộng rãi của AI trong các dự án đã là hồi chuông yêu cầu lập trình viên phải nắm vững các kiến thức nền tảng.

Khi AI xuất hiện, được xem là có “chuyên môn của một lập trình viên bình thường”, điều đó dẫn tới thách thức tới ngành lập trình với yêu cầu chuyển mình trong chương trình đào tạo ngành học này tại các trường.

Hiện tại, ChatGPT đã có thể viết code, tìm ra và sửa chữa lỗi sai (bug). Không thay thế hoàn toàn được con người nhưng theo dự đoán không lâu sau nữa các Ứng dụng phần mềm AI này sẽ cạnh tranh đối đầu trực tiếp với các lập trình viên.

Ngoài ra, các chuyên gia lập trình IT còn lo ngại về AI về mức độ chính xác của dữ liệu không xác định được, một số vấn đề tranh cãi về mặt bản quyền, mức độ phức tạp khi triển khai dự án chứa AI. Vẫn đang trong thời gian đánh giá về tính khách quan của quá trình ra quyết định của AI (chẳng hạn như ChatGPT), hoặc sự thay thế một số công việc. 

6. Lời khuyên cho người học lập trình

6.1 Học tập nghiêm túc và chăm chỉ

Học lập trình là một chặng đường dài, không nên có lối suy nghĩ học vẹt, học tắt, học cho qua. Học để hiểu bản chất của vấn đề, nắm chắc căn bản sau đó sẽ dễ dàng để phát triển và tiếp cận các công nghệ mới, một nền móng tốt sẽ giúp bạn bước đi thuận lợi.

Kiến thức là một vùng trời mênh mông rộng lớn, không một ai có thể nắm bắt hết được. Không có một cuốn sách nào tổng hợp đầy đủ tri thức cho nghề lập trình cũng không có giảng viên nào có thể truyền tải hết thảy mọi kinh nghiệm. 

Ngoài kiến thức về công nghệ, lập trình, học viên còn phải bổ sung tư duy toán học, logic, trau dồi thêm ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh. Chính vì những yêu cầu ấy mà lập trình viên cần có một thái độ nghiêm túc, chăm chỉ. 

Học cách chọn lọc, tổng hợp kiến thức, học cách áp dụng kiến thức sao cho nhuần nhuyễn. Tìm phương pháp cụ thể, rõ ràng, học từ nhiều nguồn nhiều tài liệu. Phải hiểu học lập trình để làm gì từ đó xây dựng quyết tâm cao thì chắc chắn bạn sẽ hái được quả ngọt cho quá trình học tập gian nản. 

6.2 Tích lũy kinh nghiệm thực tế

“Học phải đi đôi với hành”. Lập trình không chỉ là môn học chỉ cần tư duy và tố chất thông minh mà nó đòi hỏi tính kiên trì, chăm chỉ. Cần phải chủ động tiếp cận với doanh nghiệp, tìm hiểu môi trường làm việc thực tế để hiểu rõ chương trình đào tạo có đang thực tiễn theo nhu cầu ngành nghề hay không? Va chạm với ngành càng sớm sẽ giúp rút ra được những bài học và trau dồi thêm kỹ năng thực chiến, kỹ năng mềm. 

Bên cạnh đó bạn còn có thể tham gia vào những hội nhóm chia sẻ để tìm kiếm cho mình một người mentor có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Cộng đồng nổi tiếng cho các lập trình viên tham gia như StackOverFlow, Geeks for Geeks,…. luôn cho phép bạn chia sẻ, tham khảo và kết nối với những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 

6.3 Theo đuổi sự phát triển bản thân

Hãy luôn chuẩn bị cho mình một tâm thế ở vị thế người mới. Luôn lắng nghe, xem lại bản thân để nhớ lại những gì đã biết và bổ sung những điều chưa biết. Không ngại những task khó, hãy luôn nhớ yêu cầu cao sẽ đi kèm với việc bạn cần vận dụng nhiều kiến thức kỹ năng để xử lý tốt hơn. Phải luôn không ngừng tạo ra cho bản thân những thách thức để theo đuổi sự phát triển mỗi ngày. 

Gen On mong bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn khái quát về công việc của một lập trình viên là gì và trả lời được cho câu hỏi lập trình viên học ngành gì?. Với mỗi người, chúng ta cần căn cứ vào những điểm mạnh của bản thân và nhu cầu của xã hội để lựa chọn một hướng đi phù hợp. Hãy tìm hiểu và tham khảo thật kỹ ngành học trước khi lựa chọn trở thành lập trình viên bạn nhé!